Thuốc Tím

  • MÃ SP : TS-03

KMNO4 ứng dụng trong nhiều lĩnh vực , trong đó có xử lý mùi của nước, giảm lượng oxy hòa tan trong ao. Xử lý một số bệnh liên quan đến vi khuẩn, ký sinh trùng ở mang và nấm trên tôm cá.
Chúng tôi cam kết nguồn gốc hàng hóa rõ ràng, nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện chính hãng từ nhà sản xuất, đúng nồng độ, hàm lượng theo tiêu chuẩn công bố COA,MSDS…

Thông số kỹ thuật của Thuốc tím thủy sản KMNO4 chi tiết như sau:

1.Tên sản phẩm/Tên gọi khác

 Thuốc tím thủy sản KMNO4 / Kali Pemanganat

2.Thông tin sản phẩm – Công thức:KMNO4

-Hàm lượng: 99,3 % Min (hàm lượng chính)
-Quy cách đóng gói: Net 50 kg/thùng
-Xuất xứ: Trung Quốc, Ấn Độ

3.Ứng dụng

✅ Thuốc tím thủy sản KMNO4 được sử dụng trong:

-Làm giảm chất hữu cơ trong nuôi thủy sản và xử lý nước…Khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo của thuốc tím nhờ vào việc oxy hóa trực tiếp màng tế bào và thông qua đó, phá hủy các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào và từ đó tiêu diệt vi sinh vật.

Thuốc tím thủy sản KMNO4 còn có tác dụng giải độc thuốc diệt cá rotenone và antimycin có trong ao nuôi, chất độc sẽ trở nên không độc sau khi phản ứng với thuốc ở liều lượng thích hợp

– Thuốc tím thủy sản KMNO4 tác dụng làm giảm lượng chất hữu cơ có trong nước nhờ vào tính oxy hóa và qua đó làm trong nước. Nó còn có tác dụng xử lý một vài bệnh liên quan đến vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm trên mang của tôm, cá.

Là hóa chất Oxy hóa mạnh, dùng trong khử trùng trang trại, gia cầm, gia súc,

4.Hàm lượng/liều lượng tham khảo + Trong trường hợp khử mùi và vị nước thì nên dùng tối đa 20 mg/L.

+ Để diệt khuẩn nên dùng ở liều lượng 2-4 mg/L. Liều diệt khuẩn phải dựa vào mức độ chất hữu cơ trong nước.

+ Trong trường hợp diệt virút thì nên dùng liều 50 mg/L hoặc cao hơn.

5.Hướng dẫn sử dụng

Khi tiếp xúc với hoá chất phải trang bị bảo hộ lao động.

6.Bảo quản Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
7.Nhập khẩu/Phân phối bởi Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&K
8.Ghi chú khác

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tím KMnO4:

+ Cần tính toán lượng nước trong ao để tránh lãng phí cũng như là đủ độc lực tiêu diệt mầm bệnh.

+ Không dùng thuốc tím chung với một số loại thuốc sát trùng khác như formaline, iodine, H2O2,…

+ Nên kéo dài thời gian xử lý để tránh việc ngộ độc thuốc tím đối với thủy hải sản. Đồng thời cần theo dõi quan sát sức khỏe tôm cá sau khi xử lý.

+ Thuốc tím giảm khả năng diệt trùng dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần được bảo quản trong các thùng kín, được che chắn và không tiếp xúc với ánh sáng, thuốc nên được sử dụng khi trời mát.

 

Sản phẩm cùng loại

Đối tác