Tinh dầu tràm

  • MÃ SP : TD-016

Tinh dầu tràm trà có thể được sử dụng để giữ cho da, tóc và móng khỏe mạnh. Ngoài những lợi ích đã được khoa học công nhận thì tinh dầu tràm trà còn rất an toàn, lành tính khi sử dụng, giá thành lại khá rẻ.

I. Những điều cần biết về cây tràm trà và tinh dầu tràm trà

Tràm trà là một loại cây thuộc chi Tràm có nguồn gốc từ Úc, cây cao khoảng 7 mét, lá cây được sắp xếp xen kẽ, đôi khi rải rác, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám, có độ dài từ 1 - 25 cm. Hoa tràm trà là các khối gai màu trắng hoặc màu kem dài từ 3 – 5 cm mọc thành cụm dày dọc theo thân cây.

Cây tràm trà (Tea Tree) có tên khoa học là Melaleuca Alternifolia. Các nhà khoa học đã kết hợp 2 âm trong tiếng Hy Lạp: “Melas” (đen), và "Leukos" (trắng) để đặt tên Melaleuca cho cây tràm trà. Tuy nhiên, các bạn đừng nhầm lẫn cây tràm trà với cây trà thông thường. Vì cây trà (như trà xanh, trà đen…) thường được dùng như thảo dược uống hơn.

Terpinen-4-o trong tinh dầu tràm trà cùng với hoạt chất α-terpineol và α-pinene giúp tiêu diệt các khuẩn mụn như: S. aureus, S. epidermidis, P. acnes… Nhiều nghiên cứu cho rằng tinh dầu tràm trà có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa mụn trứng cá như Benzoyl Peroxide. Nhưng tinh dầu tràm trà sẽ hạn chế được các tình trạng kích ứng hơn.

Hiện nay, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu tràm được nghiên cứu nhiều nhất với hơn 600 nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Nó bắt nguồn từ những người thổ dân và được sử dụng từ hàng ngàn năm. Tinh dầu tràm trà có công dụng với sức khỏe cực kì tốt. Người thổ dân từ xưa đã biết chiết xuất tinh dầu tràm trà nguyên chất bằng cách nghiền nát lá cây tràm rồi dùng như thuốc trị nhiễm trùng, các bệnh về da, nhiễm trùng đường hô hấp.

Vào những năm 1920, nhà hóa học người Úc Arthur Pen Print đã giúp tinh dầu tràm trà trở nên phổ biến hơn tới mọi người bởi công dụng chống viêm nhiễm, vi khuẩn cực kì tốt của nó. Nó được chứng minh là có công dụng mạnh hơn phenol (một chất dùng để sát trùng) tới 11-13 lần.
Tinh dầu tràm trà nguyên chất được chiết xuất từ quá trình chưng cất hơi nước của lá và gỗ tươi của cây tràm trà. Ngày nay, tinh dầu tràm trà được biết đến rộng rãi với những lợi ích trị liệu linh hoạt và vô số công dụng khác nhau từ mỹ phẩm điều trị các tình trạng da do vi khuẩn và nấm, ngăn ngừa nhiễm trùng đến chất tẩy rửa gia dụng.

II. Phân biệt tinh dầu tràm trà và tràm gió

1. Xuất xứ

  • Tinh dầu tràm gió: Chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên. Các cây tràm này thường được phân bố ở Thừa Thiên Huế.
  • Tinh dầu tràm trà (tràm úc): Chiết xuất từ cây trà tràm. Tràm trà phổ biến phân bố ở Úc.

2. Thành phần:

  • Tinh dầu tràm trà:  terpinen - 4-ol,
  • Tinh dầu tràm gió: cineol 1,8. Ngoài ra còn có α-Terpineol và các hoạt chất khác...

3. Công dụng:

Tinh dầu tràm trà và tràm gió có công dụng chung đó là: Khử mùi, thanh lọc không khí, giảm stress giúp đầu óc dễ chịu khi xông phòng, có thể giải cảm, đuổi muỗi, trị mụn và một số loại bệnh về da….

  • Tinh dầu tràm gió: Lượng Cineol trong tràm gió có công dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm. Vì vậy, Tràm gió được dùng nhiều để trị bệnh, xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi, chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá, phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh
  • Tinh dầu tràm trà: Lượng Terpinene -4-ol trong tràm trà có công dụng sát khuẩn, trị nấm.., α-Terpineol giúp sát khuẩn, trị nấm, ức chế virus. Chính vì vậy, tràm trà được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu,…

III. 10+ lợi ích mà tinh dầu tràm trà mang lại

1. Trị mụn:

Những chiết xuất từ tinh dầu tràm trà đã được chứng minh là có thể làm giảm mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá trong một vài nghiên cứu.

Không còn nghi ngờ gì nữa, với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ, dầu cây trà có thể làm nên điều kỳ diệu cho làn da. Một trong những công dụng phổ biến nhất của dầu cây trà là khả năng kiểm soát mụn trứng cá hiệu quả.

Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Da liễu Australasian đã phát hiện ra rằng các sản phẩm từ tinh dầu tràm trà đó là "cải thiện đáng kể mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình". Cách làm là trộn 5 giọt tinh dầu tràm trà với 2 thìa cà phê mật ong rồi thoa hỗn hợp này lên mặt, để một phút và rửa sạch nhẹ nhàng để trị mụn. 

2. Ngăn ngừa vết thương

Dầu tràm trà có thể giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương bằng cách giảm viêm và tăng hoạt động của bạch cầu.

Tinh dầu tràm trà có đặc tính sát trùng mạnh mẽ. Vì thế, nó được coi như liều thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng do vết cắt nhỏ, vết trầy xước và bỏng. Tinh dầu tràm trà có chứa terpene cung cấp năng lượng với đặc tính kháng khuẩn cao cho nên nó thúc đẩy quá trình lành vết thương rất nhanh.

3. Trị sẹo

Dầu tràm trà có thể làm mờ dần vết dẹo do thâm mụn để lại, giúp da sáng hơn hiệu quả

Có phải mụn trứng cá của bạn để lại những vết sẹo rắc rối mà dường như không bao giờ biến mất? Tinh dầu tràm trà không chỉ giúp chống lại các vết thâm do mụn mà còn giúp làm lành sẹo và làm sáng da, mờ sẹo hiệu quả. Cách làm là trộn đều 1 giọt tinh dầu tràm trà và 3 giọt dầu dừa thoa lên vết sẹo hàng ngày, theo thời gian vết sẹo sẽ mờ đi và sáng da lên.

4. Trị nấm móng tay, chân

Tinh dầu tràm trà còn có hiệu quả chống nhiễm trùng, nấm móng như một loại thuốc chống nấm cho móng tay, móng chân của bạn.

Tinh dầu tràm trà chứa Terpineol có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn nên được dùng để chữa nấm tay chân hiệu quả. Sử dụng tăm bông sạch thoa một vài giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất vào móng bị nhiễm nấm hai lần mỗi ngày để phát huy tác dụng.

5. Điều trị chàm da, giảm viêm da

Sử dụng hỗn hợp dầu tràm trà và một số loại tinh dầu khác có thể giúp chống viêm da do nhiều nguyên nhân gây nên.

Tinh dầu tràm trà giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm bao gồm: phát ban, ngứa, khô da và mụn nước, một cách tự nhiên. Kết hợp 5 ml giọt dầu dừa và 5 giọt tinh dầu tràm trà, massage lên các khu vực bị chàm để giảm nhanh chóng khỏi ngứa và đỏ.

Để chống viêm da bằng dầu tràm trà, bạn làm như sau:

  • Kết hợp 10 giọt tinh dầu tràm trà với một muỗng dầu ô liu nguyên chất và một muỗng dầu dừa đã tan chảy.
  • Trộn đều hỗn hợp và bảo quản nó trong hộp kín.
  • Bôi hỗn hợp lên vùng da bị viêm 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng mất hẳn.

6. Kích thích mọc tóc

Mặc dù các nghiên cứu về công dụng này của tràm trà vẫn còn hạn chế, nhưng người ta cũng đã chứng minh dầu tràm trà có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của gàu, kích thích mọc tóc.

Đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà giúp làm thông thoáng nang lông và cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho chân tóc. Thêm một vài giọt tinh dầu tràm trà vào một muỗng cà phê dầu dừa hoặc dầu Argan và massage lên da đầu. Điều này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng tóc.

7. Đuổi côn trùng, đuổi muỗi

Dầu cây tràm trà đã được chứng minh là có thể tiêu diệt cũng như xua đuổi côn trùng hiệu quả. Trong một số trường hợp, nó còn được đánh giá tốt hơn một số loại thuốc diệt côn trùng.

Bạn hãy thử loại thuốc diệt côn trùng cực kì dễ làm này bằng dầu tràm trà sau đây:

Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất vào đèn xông tinh dầu hoặc pha tinh dầu tràm trà nguyên chất vào nước lau sàn để lau. Hương thơm tinh dầu tràm trà sẽ giúp bạn khử mùi hôi, xua đuổi côn trùng hiệu quả. 

Không những thế, Xông tinh dầu cũng giúp phòng tránh virus Corona hiệu quả, làm sạch không khí nhà bạn.

8. Sử dụng làm nước rửa tay chống virus, vi khuẩn gây hại

Với khả năng kháng khuẩn tuyệt vời, tinh dầu tràm giúp bàn tay trở nên sạch sẽ. Ngoài ra, công dụng của tinh dầu có thể diệt những vi khuẩn gây ra những bệnh thông dụng như ho, cảm cúm… 

9. Trị gàu

Một cuộc khảo sát cho rằng sau 4 tuần sử dụng dầu gội có chứa tinh dầu tràm, người sử dụng cảm thấy gàu giảm đi đến 40%. Một giải pháp tuyệt vời cho những ai đang đối đầu với gàu.

10. Khử mùi vùng da dưới cánh tay

TInh dầu tràm trà có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi ở những vùng dễ gây ra mùi như dưới cánh tay.

11. Dùng làm nước xúc miệng

Công dụng của tinh dầu tràm trà giúp bạn có hơi thở thơm mát và phòng chống được sâu răng. Đầu tiên, bạn pha loãng tinh dầu và súc miệng trong vòng 30 giây. Thực hiện phương pháp này thường xuyên bạn sẽ thấy ngay kết quả mong đợi.

IV. Tinh dầu tràm trà có tác dụng phụ không?

Tràm trà là loại tinh dầu lành tính, là sản phẩm thiên nhiên, nhưng sản phẩm này không hẳn sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Nếu xuất hiện các hiện tượng da bị khô, các bạn nên giảm liều lượng sản phẩm và kết hợp các sản phẩm dưỡng da để cân bằng lại độ ẩm cho da. Đối với các làn da quá nhạy cảm, hoặc xuất hiện hiện tượng kích ứng kéo dài, các bạn nên rửa sạch và ngừng sử dụng.

Tinh dầu tràm trà không có tác dụng phụ nhưng nếu với những làn da quá mẫn cảm thì sẽ có hiện tưởng mẩn đỏ, ngứa khi dùng. Khi xảy ra những hiện tượng này, bạn rửa sạch dưới vòi nước và thoa lớp kem nền để làm dịu nhé! Trong quá trình sử dụng lưu ý luôn luôn pha loãng tinh dầu tràm trà để đảm bảo an toàn nhất cho làn da.

V. Một vài lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà

Dầu tràm trà sản phẩm thiên nhiên, lành tính nhưng khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tinh dầu tràm trà không được uống hay nuốt phải. Nên cần đặc biệt lưu ý để xa tầm tay trẻ em. Trong thực tế cũng đã có một số trường hợp trẻ uống phải tinh dầu tràm rất nguy hiểm.
  • Trước khi sử dụng, bạn nên thử một hoặc hai giọt trên một vùng da nhỏ và chờ trong vòng một ngày để xem có phản ứng phụ nào xảy ra không. Vì cũng có một số trường hợp lại dị ứng với tinh dầu tràm trà.
  • Với những ai có làn da nhạy cảm thì nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng với các loại dầu nền như dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân,...
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên dùng theo chỉ định của bác sỹ

VI. Cách bảo quản tinh dầu tràm trà

Để sử dụng tinh dầu tràm trà được lâu hơn, bạn cần lưu ý:

  • Tránh để ánh nắng trực tiếp vào chai tinh dầu
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ quá cao
  • Đậy kín nắp sau khi mở
  • Sử dụng trong vòng 1- 3 tháng sau khi đã mở nắp.

 

Sản phẩm cùng loại

Đối tác